hững định hướng quy hoạch thị trấn An Thới Phú Quốc đã khiến cho thị trấn này có một bộ mặt hoàn toàn mới, hoàn hảo hơn rất nhiều.
Để xây dựng An Thới thành một trong ba khu vực có nền kinh tế – xã hội chủ đạo của đảo, chính quyền huyện Phú Quốc đã nỗ lực không ngừng xây dựng các kế hoạch, triển khai các định hướng quy hoạch từ UBND tỉnh Kiên Giang gửi xuống. Sau nhiều lần triển khai, hiện nay quy hoạch thị trấn An Thới Phú Quốc đã có những thay đổi một cách rõ rệt.
DANH MỤC
1. Định hướng quy hoạch chung thị trấn An Thới Phú Quốc
Để tìm hiểu về quy hoạch của thị trấn An Thới thì nhà đầu tư nên tìm hiểu sơ qua về quy hoạch chung của thị trấn như sau:
Tính chất của thị trấn
Khác với quy hoạch thị trấn Dương Đông Phú Quốc, thị trấn An Thới Phú Quốc không tập trung vào việc phát triển du lịch là định hướng phát triển kinh tế cho huyện đảo. Định hướng phát triển chung của An Thới có thể kể đến như sau:
- Là trung tâm dịch vụ du lịch, thương mại, đánh bắt hải sản, phát triển công nghiệp và là đầu mối giao thông đường biển quan trọng của Phú Quốc.
- Quy hoạch An Thới thành nơi ở của các lao động tại bãi Sao, bãi Khem, bãi Đất Đỏ,…
- An Thới sẽ là cơ sở quốc phòng – an ninh quan trọng của Phú Quốc và vùng biển Tây.
Định hướng về quy mô dân số
Phát triển ổn định thì không thể không để ý đến việc phát triển về quy mô dân số. Dự kiến đến năm 2020, dân số của An Thới sẽ đạt khoảng 35 – 40 ngàn người dân. Để làm được điều đó cần có các chính sách ổn định, an cư lạc nghiệp, tránh chỗ mật độ dân cư quá cao, chỗ thì quá thấp.
Quy mô quỹ đất đai vùng
Theo như định hướng quy hoạch trong huyện Phú Quốc thì chỉ tiêu sử dụng đất của vùng này đạt khoảng 130 – 150m2/người. Chỉ tiêu sử dụng đất tại đây cũng tương đương chỉ tiêu sử dụng đất của thị trấn Dương Đông.
Quỹ đất để dành dự kiến để mở rộng thị trấn An Thới khoảng từ 550 – 600 ha.
Định hướng phát triển không gian thị trấn An Thới Phú Quốc
Trong tương lai, khi kinh tế – xã hội thị trấn An Thới phát triển thì nhu cầu cần mở rộng quỹ đất sẽ là nhu cầu thiết yếu. Để tránh rơi vào trường hợp bị động thì cần làm tốt việc dự kiến hướng mở rộng thị trấn từ bây giờ. Dự kiến mở rộng thị trấn An Thới ra các phía như sau:
- Phía Bắc phát triển theo đường đi Dương Đông gắn với ấp 6 và khu di tích nhà lao Cây Dừa. Đây là hướng phát triển có nhiều điều kiện thuận lợi.
- Hướng Nam là hướng ra biển: không nên lấn biển.
- Hướng Đông hạn chế do đất quốc phòng và đất du lịch Bãi Khem.
- Hướng Tây địa hình phức tạp không thuận lợi.
- Phương án chính: phát triển về hướng Bắc theo hướng hoà nhập với ấp 6 tới Mũi Đất Đỏ và ấp 4 đi Dương Tơ.
Cơ cấu phân khu chức năng đô thị
Việc phân khu đô thị, phân khu chức năng cũng cần triển khai một cách đồng bộ. Trong đó:
- Cảng và dịch vụ cảng tại khu phố 1 hiện hữu và phát triển thêm tại Bãi Đất Đỏ thành cảng du lịch quốc tế.
- Các khu phố 1,2 ,3 là các khu phố thương mại-dịch vụ phục vụ cảng và du lịch.
- Các khu đô thị mới phát triển tại ấp 4 và ấp 6.
- Các trục phát triển
Trục phát triển kinh tế – xã hội chính của thị trấn
Trục An Thới Dương Đông là trục hính của đô thị An Thới. Đoạn từ cảng An Thới và ấp 4 cải tạo vừa là đường đối ngoại vừa là đường chính đô thị.
Phát triển trục mới thuộc ấp 6 từ Bãi Khem đi Đất Đỏ và ấp 7. Đường hiện hữu của ấp 6 trở thành đường đô thị.
Phát triển khu trung tâm thị trấn
- Trong vùng trung tâm cũng cần phát triển các dịch vụ, văn hoá, thương mại nhằm phát triển đồng đều.
- Trung tâm thương mại – dịch vụ chính tại các khu phố 1,2 và 3.
- Các trung tâm văn hoá – thể thao quy hoạch tại ấp 4 và 6
- Các trung tâm dịch vụ du lịch quy hoạch tại các khu du lịch bãi biển như Bãi Sao, Bãi Khem, Bãi Đất Đỏ…
Định hướng phát triển một số khu vực cụ thể khác
Định hướng phát triển các khu vực cụ thể cũng được triển khai, gắn với những đặc trưng cụ thể từng khu:
- Khu phố 1, 2 và 3: cải tạo, nâng cấp thành các khu phố dịch vụ thương mại- du lịch gắn với cảng An Thới.
- Khu phố 4 và 6 là nơi có nhiều quỹ đất nên tập trung phát triển các khu nhà ở mới, các công trình dịch vụ công cộng, trung tâm văn hoá thể thao
- Khu phố 6 sẽ quy hoạch tập trung dân cư làng chài tại Mũi Đất Đỏ để dành mặt tiền biển phục vụ phát triển du lịch
- Khu công viên – cây xanh phát triển trong các khu dân cư , khu vực Nhà lao Cây Dừa.
2. Cơ cấu sử dụng đất thị trấn An Thới Phú Quốc
TT | DANH MỤC SỬ DỤNG | Diện tích (ha) | Tiêu chuẩn (m2/ng) | Tỷ lệ ( %) |
I | ĐẤT DÂN DỤNG | 366 | 91.5 | 55.6 |
1 | Đất ờ | 168 | 42 | 25.5 |
2 | Đất du lịch | 60 | 15 | 9.1 |
3 | Đất trung tâm công cộng | 32 | 8 | 4.9 |
4 | Đất giao thông | 62 | 15.5 | 9.4 |
5 | Đất cây xanh-thể thao | 44 | 11 | 6.7 |
II | ĐẤT NGOÀI DÂN DỤNG | 292 | 73.0 | 44.4 |
6 | Đất công nghiệp- TTCN | 15 | 3.75 | 2.3 |
7 | Đất giao thông đối ngoại | 12 | 3.0 | 1.8 |
8 | Đất sông rạch | 5 | 1.3 | 0.8 |
9 | Đất chuyên dùng khác | 220 | 55 | 33.4 |
10 | Đất khác | 40 | 10 | 6.1 |
III | CỘNG | 658 | 165 | 100.0 |
Bảng cơ cấu sử dụng đất thị trấn An Thới Phú Quốc
3. Định hướng quy hoạch giao thông thị trấn An Thới Phú Quốc
Để phát triển được đồng bộ thì không thiếu được việc phát triển cơ sở hạ tầng. Hệ thống giao thông trong thị trấn cũng được nghiên cứu xây dựng cụ thể:
Giao thông đối ngoại:
Đường bộ: Đường An Thới – Dương Đông từ cảng An Thới tới đường nhánh vào Bãi Khem được quy hoạch vừa là đường đối ngoại và là đường chính đô thị. Đường này có lộ giới 28m, trong đó giải phân cách 1m, lòng đường mỗi bên 7,5m, hè mỗi bên 6m. Từ nhánh đi Bãi Khem tới Bãi Thơm trong đó có một đoạn qua ấp 4 là trục giao thông chính của Phú Quốc có lộ giới 47m.
Tuyến đường Bãi Khem – Bãi Đất Đỏ – Dương Tơ là đường vành đai ngoài của thị trấn An Thới và khu du lịch Bãi Đất Đỏ và là tuyến hậu cần du lịch.
Cảng An Thới là cảng tổng hợp cho các loại tàu chở hàng hoá và hành khách từ đất liền. Việc tăng công suất của cảng phụ thuộc một phần việc cải tạo tuyền đường chính tại khu phố 1.
Cảng Mũi Đất Đỏ có độ sâu 10 – 11m khi ra ngoài bờ biển khoảng 30m. Đây là cảng nước sâu lý tưởng cho Phú Quốc. Cần dựa vào thế tự nhiên của đảo kết hợp xây dựng cầu tàu, đập chắn sóng của hướng Đông – Bắc, cảng Mũi Đất Đỏ cho phép hoạt động quanh năm, đồng thời đón các tàu du lịch loại lớn trên thế giới.

Giao thông đô thị:
Cải tạo và nâng cấp các đường giao thông nội thị tại các khu phố 1,2 và 3 thành các đường phố theo hướng xanh, sạch và đẹp. Lộ giới của các tuyến đường tại 3 khu phố trên được xác định là 12m tại khu vực địa hình phức tạp, trong đó lòng đường 6m, hè mỗi bên 3m.
Các tuyến giao thông nội thị mới sẽ được xây dựng tại khu vực ấp 4 và 6 có lộ giới 17,5m, trong đó lòng đường 7,5m, hè mỗi bên 5m.
Không tạo các hẻm phố tại An Thới.
Bến xe An Thới đặt tại khu phố 3.
4. Định hướng chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng thị trấn An Thới Phú Quốc
Mặc dù phát triển và đồng bộ hoá quy hoạch nhưng đồ án quy hoạch cũng chỉ rõ việc phát triển cần đảm bảo các yếu tố sau:
Khu dân cư An Thới thiết kế nền đều phải dựa vào địa hình tự nhiên. Tránh đào bới chân núi để làm nhà dễ gây xói lở, hoặc tôn nền cao các khu đất để xây dựng các công trình đô thị.
Hệ thống thoát nước mưa được quy hoạch theo các lưu vực khác nhau theo địa hình tự nhiên. Phần lớn các cống thoát nước mưa của các khu phố 1,2 và 3 được quy hoạch để thoát ra biển tại các vị trí thích hợp.
5. Định hướng quy hoạch cấp nước sạch toàn thị trấn An Thới Phú Quốc
Nhu cầu cấp nước của An Thới khoảng 9.000 – 10.000m3/ngày đêm, trong đó cấp cho dân cư khoảng 6.000m3 (TC 150 lít/người/ngày), khách sạn, nhà hàng khoảng 100 m3, dịch vụ khoảng 1.800 m3,…
Nguồn nước cấp cho An Thới chủ yếu lấy từ nhà máy nước tại hồ suối Lớn được nối mạng với hồ Cửa Cạn trong tương lai.
Mạng lưới ống cấp nước được quy hoạch tạo thành mạch vòng vừa nối các khu chức năng của đô thị vừa kết nối với các khu du lịch.
6. Định hướng quy hoạch cấp điện thị trấn An Thới Phú Quốc
Việc cấp điện lưới quốc gia cho toàn vùng phải đảm bảo được liên tục, không bị ngắt quãng. Đường điện quốc gia sẽ được đấu trực tiếp với đường điện đi từ Hà Tiên ra.
Phụ tải điện dân dụng dự kiến của khu vực là 20.000kW.
Nguồn điện được sử dụng chung nguồn với hệ thống điện đảo Phú Quốc được nối mạng từ nhà máy điện chính được xây dựng tại xã Cửa Dương.
Tuyến trung thế 22kV được quy hoạch trên tuyến đường chính.
Điện chiếu sáng đường phố, trang trí quảng trường được thiết kế hướng tới mỹ quan và môi trường…
Toàn bộ lưới điện được đi ngầm.
7. Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường trên thị trấn An Thới
Đồng bộ quy hoạch chính là việc không bỏ sót bất kỳ một bộ phận nào, kể cả vấn đề thoát nước. Lưu lượng nước thải toàn khu An Thới khoảng Q= 8500m³/ngày, chia ra làm 2 lưu vực thoát nước.
Tất cả nước thải bẩn từ các nhà ở của dân phải xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại đúng tiêu chuẩn sau đó mới thoát ra cống nước thải chung.
Xây dựng mạng lưới cống theo hướng Đông Tây thu gom nước thải đưa về tuyến cống chính của đảo.
Với một vài thông tin về định hướng quy hoạch thị trấn An Thới Phú Quốc dưới đây hi vọng sẽ mang lại cho nhà đầu tư thông tin hữu ích.